Gà bị khò khè – Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Gà bị khò khè là một trong những biểu hiện của bệnh thường gặp ở gà. Tùy thuộc vào những biểu hiện khác nhau mà chúng ta có thể biết về bệnh và có những cách điều trị khác nhau. Sau đây là những thông tin chia sẻ của SV388 về cách nhận biết, chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh của gà có triệu chứng khò khè.

Biểu hiện để biết gà bị khò khè

Gà có triệu chứng khò khè không chỉ có dấu hiệu từ việc thay đổi về hơi thở mà còn thường xuyên đi kèm với những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện nhận biết khi quan sát ở gà như: 

  • Gà hay ủ rũ, không hoạt bát và nằm im: Tiếng khò khè ở mũi gà sẽ khiến chúng bị khó thở và suy hô hấp, từ đó lượng oxy cung cấp cho quá trình hoạt động bình thường cũng sẽ bị hạn chế. Đây chính là biểu hiện hay đi cùng cao nhất của triệu chứng này.
  • Gà bỏ ăn và biếng ăn: Trong quá trình chăm sóc nếu anh em nhận thấy gà của mình bị bỏ ăn hoặc biếng ăn thì hãy kiểm tra tiếng thở của gà. Khi phát hiện gà đang bị khò khè có thể tiến hành chẩn đoán bệnh và chữa trị dễ dàng hơn.
  • Gà bị trụi lông và rụng lông: Nếu anh em để tình trạng khò khè này diễn ra liên tục trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến tình trạng gà bị rụng lông và ốm yếu, gầy gò đi..
  • Phân gà có biểu hiện bất thường: Việc suy hô hấp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiêu hóa của gà, từ đó có thể đi phân ra máu, đi phân xanh hoặc phân lỏng.
Biểu hiện để biết gà bị khò khè
Biểu hiện để biết gà bị khò khè

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng gà bị khò khè

Để có thể chẩn đoán bệnh ở gà đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Anh em có thể tham khảo một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà bị khò khè như:

  • Gà bị cảm cúm: Gà là một con vật nuôi có yêu cầu khá chặt chẽ về mặt điều kiện nhiệt độ. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, gà không thể làm quen ngay lập tức với nhiệt độ mới và dẫn đến tình trạng cảm cúm  hay hơi thở khò khè.
  • Gà bị hen xiểng: Gà cũng có thể bị hen xiểng và làm tiếng thở khò khè. Khi gà mắc phải bệnh này nếu để càng lâu ngày sẽ rất khó điều trị.
  • Gà di truyền có thể chất yếu: Có một số con gà khi vừa nở ra đã có thể chất yếu di truyền từ đời bố mẹ hoặc bị bẩm sinh cũng có thể bị khò khè. Tuy nhiên ở giai đoạn này, anh em nuôi gà sẽ không phát hiện và thường bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên này.
  • Môi trường sống bị ẩm mốc: Khi nuôi gà trong một môi trường dơ bẩn, ẩm hay không thường xuyên dọn vệ sinh sẽ khiến cho gà dễ gặp phải nhiều loại bệnh về hô hấp và tiêu hóa khác nhau.
Đọc Thêm  Tổng Hợp Cách Trị Bệnh Đậu Gà Cho Chiến Kê Mạnh Khỏe
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng gà bị khò khèNguyên nhân dẫn đến triệu chứng gà bị khò khè
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng gà bị khò khè

Cách điều trị gà bị khò khè thông dụng hiện nay

Khi hơi thở ở gà khò khè, tùy thuộc vào tình trạng loại bệnh của gà mà anh em nuôi có thể sử dụng một vài phương pháp điều trị đơn giản như sau:

Cách điều trị gà bị khò khè đi kèm ủ rũ, mệt mỏi

Trong trường hợp gà bị khò khè đi kèm theo các biểu hiện ủ rũ và mệt mỏi, trong đàn gà bắt đầu chết dần dần vài cá thể thì anh em nuôi có thể sử dụng thuốc Doxycyclin theo chỉ định của bác sĩ thú y. Đây thường là biểu hiệu của bệnh tụ huyết trùng và có thể dẫn đến chết hàng loạt nếu người nuôi không chữa trị kịp thời.

Gà bị khò khè chảy nước mũi màu xanh và có đờm

Nếu gà có dấu hiệu khò khè chảy nhiều nước mũi màu xanh và có đờm thì khả năng cao gà đang gặp phải bệnh viêm hô hấp mãn tính. Có 2 cách để chữa trị căn bệnh này là:

  • Cho gà sử dụng uống thuốc có chứa ít nhất 1 trong 2 chất Tilmicosin và Tylosin.
  • Hoặc có thể chữa trị gà khò khè lên đờm bằng cách tiêm thuốc tiêm có chứa Lincospecto hoặc Genta Tylo.
Gà bị khò khè chảy nước mũi màu xanh và có đờm
Gà bị khò khè chảy nước mũi màu xanh và có đờm

Cách điều trị gà bị khò khè hơi thở kèm phân sáp nâu

Khi gà đi phân sáp nâu trong lúc khò khè hơi thở có thể là mắc bệnh dịch tả. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm của gà và có khả năng lây lang cao. Để chữa trị, anh em nuôi nên ngay tiêm vắc xin Newcastle cho tất cả đàn gà. 

Đọc Thêm  Mách Bạn Cách Chữa Gà Không Chịu Ăn Hiệu Quả, Dễ Dàng Nhất

Đối với những cá thể gà chưa mắc bệnh sẽ hỗ trợ miễn dịch, còn những cá thể đã mắc phải bệnh sẽ khỏi bệnh nếu anh em chăm sóc cẩn thận hơn.

Cách chữa trị gà bị khò khè nhưng không bị nước mũi 

Những loại bệnh thường gặp,  IB Virus ở gà con và chủng E. Coli của gà trưởng thành cũng có khả năng gặp phải tình trạng khò khè và ảnh hưởng tới khả năng phát triển của gà. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của 2 chủng bệnh này đó là khò khè nhưng không bị chảy nước mắt hay nước mũi.

Cách điều trị gà bị khò khè của dân gian

Cách điều trị gà bị khò khè của dân gian đã được sử dụng và kiểm chứng khả năng hiệu quả từ nhiều năm qua. Anh em nuôi có thể tham khảo các phương pháp sau:

  • Dùng gừng: Khi cho gà uống nước, anh em nuôi cho vào đó 1 vài lát gừng đã đập dập. Sử dụng trong 2 cử sáng và chiều, sử dụng liên tục từ 2 đến 3 ngày bệnh thì tình của gà sẽ suy giảm.
  • Dùng tỏi: Sử dụng 10 lít nước ngâm 100 gam tỏi trong 30 phút. Sau đó lấy nước đó cho gà uống, tỏi sẽ trộn với thức ăn của gà cho chúng ăn. Khoản từ 3 đến 4 ngày sử dụng, tình trạng bệnh của gà sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Dùng lá trầu không: Anh em nuôi giã lá trầu không cùng 1 ít muối, sau đó chiết ra lấy nước cốt để pha cùng nước uống của gà. Sử dụng 2 lần sáng và chiều cho đến khi có dấu hiệu bệnh của gà được suy giảm và khỏi hẳn.

Cách điều trị bằng phương pháp dân gian này chỉ nên thực hiện ở gà chọi và gà cảnh khi được nuôi với số lượng ít. Ngoài ra, anh em nuôi cũng nên sử dụng những phương pháp này khi dấu hiệu xuất hiện ở gà chỉ đơn thuần là hơi thở khò khè và không đi kèm với những dấu hiệu khác.

Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ về tình trạng gà bị khò khè và một số cách điều trị. Nếu anh em cần tìm một địa điểm uy tín để mua bán gà thì có thể lựa chọn chúng tôi, trang chuyên đăng tin rao vặt miễn phí được yêu thích hàng đầu hiện nay.

Tải ứng dụng IOS
App IOS
Tải ứng dụng Android
App Android
Change Transmission
VPN
Promotion
Khuyến mãi
Liên hệ hỗ trợ
CSKH 24/7